Như ngày hôm qua Long đã giới thiệu thì hôm nay chúng ta sẽ học về cách làm 1 menu trong ứng dụng Android
Trong android menu cũng có rất nhiều loại nhưng người ta thường sử dụng 2 loại menu thôi
1 là menu nằm ở phía dưới màn hình
2 là menu hiện ra và nằm ngay chính giữa màn hình che phần hiển thị của activity lại
--------------------------------
Để khởi tạo menu cho activity ta định nghĩa lại hàm (thông thường khi tạo project đã có sẵn rồi)
@Override
public boolean onCreateOptionsMenu(Menu menu) {
}
--------------------------------
và để lắng nge, nhận biết một sự kiện khi bạn click chọn 1 item trong menu đó
ta kế thừa lại của class Activity hàm
Để viết lại hàm này, trước tiên ta đưa con trỏ chuột vào giữa màn hình Eclipse (màn hình code java) chọn “Source” rồi chọn “Override/Implement Methods” để hiển thị hộp thoại cùng tên, sau đó sổ cây thư mục “Activity” đánh dấu vào hàm “onMenuItemSelected” rồi nhấn “OK”. (Chú ý cách này sử dụng để Override lại nhiều hàm khác nữa) và ta có kết quả như sau:
@Override
public boolean onMenuItemSelected(int featureId, MenuItem item) {
}
Code vào giữa phần này …
--------------------------------
Phần này lớp Activity của android đã xử lý gần hết
chúng ta chỉ việc gọi, truyền đối số như tiêu đề, id, hình ảnh hiển thị thôi
Nếu muốn xem chi tiết class Activity hoạt động như thế nào, mời các bạn xem ở đây, lưu ý cứ xem qua cho biết thôi, không biết cũng không sao
Tiếp theo Long xin nói thẳng luôn là muốn trở thành 1 dân lập trình chuyên nghiệp các bạn chú ý phải học cách search Google với từ khóa tiếng Anh thật nhiều nhé.
Ví dụ muốn tìm hiểu mã nguồn của đối tượng Activity hãy lên google search với từ khóa “android activity souce code” và tìm trang tương tự như trang bên dưới …
http://grepcode.com/file/repository.grepcode.com/java/ext/com.google.android/android/1.5_r4/android/app/Activity.java
phiên bản 1.5
Android có nhiều phiên bản được nâng cấp liên tục do vậy các đối tượng trong mỗi phiên bản có thể khác nhau (thêm hoặc bị xóa vài thuộc tính và phương thức …) do vậy chúng ta cũng cần phải nắm vững điều này bằng cách đọc lướt sơ qua các đối tượng trong mỗi phiên bản.
-------------------------------
Ngoài ra trong lập trình java, các bạn thường sử dụng hàm
System.out.println("..."); để in ra các biến để kiểm tra
thì trong android còn có 2 cách khác hay hơn. kiểm tra trực tiếp được trong thời gian chạy
1: Đối tượng Toast trong android sử dụng trên Activity
Toast.makeText(MainActivity.this, "Ban vua chon nut Selected", Toast.LENGTH_SHORT).show();
đoạn lệnh trên sẽ thực hiện 1 công việc là hiển thị dòng chữ "Ban vua chon nut Selected" lên trên Activity hiện tại trong 1 thời gian ngắn nhất định
2: Sử dụng Log (Các anh chị pro thường dùng cách này để bug lỗi)
Có rất nhiều loại Log khác nhau như: Log.d; Log.e; Log.i; Log.v; Log.w; Log.wtf... mỗi loại có 1 chức năng khác nhau nhưng đếu có điểm chung nó sẽ bắn ra (hiển thị trên) LogCat trong thời gian chạy thực của ứng dụng
vd:
Log.v("Bug Loi So 1", "Gia tri ta ve là" + ketqua);
Log bắn ra cũng đồng nghĩa với việc code đã thực hiện tới vị trí đó mà không phát sinh ra lỗi.
các bạn nên chú ý tìm hiểu thêm về Log nhé, sẽ có lợi thế khi bug lỗi ứng dụng lắm đấy!
Bài học quả là khô khan thật nên bây h Long sẽ cho các bạn xem 1 demo về Menu
cách bạn xem và có gì không hiểu có thể pm Long để hỏi nhé
Hướng dẫn tạo menu trong lập trình ứng dụng android
http://android.vn/threads/24334/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét