Bài học hôm nay Long sẽ giới thiệu với các bạn về cách tạo 1 giao diện hiển thị trong ứng dụng android, giao diện có đuôi là .xml đặt trong thư mục res/layout
tập tin xml này chính là phần hiển thị trong ứng dụng thay vì chúng ta phải code giao diện như java thuần. Mời các bạn theo dõi bài hướng dẫn có kèm video clip trong topic sau
http://android.vn/threads/24163/
Tiếp theo Long sẽ giới thiệu chi tiết 1 số đối tượng XML quan trọng thường hay sử dụng
Quan sát vào hình ảnh của topic trên nhé các bạn
Số 1: TextView
Là một đối tượng hiển thị 1 dòng chữ, một thông báo, một để nghị mà do chính chúng ta thiết lập gửi đến cho người dùng ứng dụng này
ví dụ: hiển thị dòng chữ "Mời bạn nhập họ và tên"
Số 2: EditText
Là một đối tượng dành cho người dùng nhập dữ liệu vào
ví dụ Long sẽ nhập vào đó là: "thanhlong90.it"
Số 3: Button
Thường dùng để cho người dùng nhấn vào (click vào)
sau khi nhấn vào rồi, hệ thống sẽ tự động xử lý, ví dụ lưu tên "thanhlong90.it" vào một nơi nào đó
Số 4: ImageView
là một đối tượng hiển thị hình ảnh do chúng ta đưa vào, như trong topic là Long đưa vào 1 hình nền màu xanh
Số 5: CheckBox
cho phép người dùng chọn làm gì đó hay không, ví dụ như trong khi đăng nhập Skype có có ô checkbox hỏi "bạn có muốn tự động đăng nhập không?"
Số 6: RadioButton
Thường cho người dùng chọn 1 trong số nhiều các yêu cầu
Số 7: Spinner:
Sẽ có nhiều dữ liệu cho người khác chọn. cái này gon gàng hơn RadioButton 1 tí
Số 8: Thanh tiêu để hiển thị ứng dụng của bạn
Ngoài ra Long sẽ giới thiệu nhanh 1 số đối tượng khác nữa
- Đối tượng XML - ToggleButton: là 1 nút on/off giống như trên máy tình bỏ túi vậy
- Đối tượng XML - ProgressBar:là đối tượng hiện thị tiến trình của 1 công việc đã được bao nhiêu % rồi
- Đối tượng XML - SeekBar: là một đối tượng có thể tùy chỉnh 0% - 100% của một cái gì đó ví dụ như volume
- Đối tượng XML - RadioGroup: là đối tượng quản lý nhiều RadioButton ở trên cho phép lựa chọn 1 RadioButton duy nhật
- Đối tượng XML - ListView: là đối tượng thể hiển một danh sách có điểm chung
ví dụ như danh sách tên của học viên lớp học lập trình android free
- Đối tượng XML - WebView: Là đối tượng cho phép bạn hiển thị 1 trang web ngay trong ứng dụng của mình với điều kiện là phải có kết nối intenet
- Đối tượng XML - SearchView: là đối tượng nhập vào thông tin tìm kiếm giống như trang google.com vậy
- Đối tượng XML - VideoView: hiển thị 1 video giống như youtube vậy
- Đối tượng XML - Gallery:một đối tượng xem hình ảnh
- Đối tượng XML - Các đối tượng ngày giờ: hiển thị thông tin ngày tháng, thời gian và cực nhiều các đối tượng khác nữa
Ngoài ra sau này khi làm ứng dụng thực tế, dự án cho khách hàng chúng ta cần phải tạo riêng đối tượng cho chúng ta sử dụng dựa vào các đối tượng có sẵn ví dụ như probar Long đã làm (xem tham khảo thêm) ở bài hướng dẫn tự tạo 1 đối tượng ProgressBar đơn giản.
nhớ là xem tham khảo thôi nhé: http://android.vn/threads/24032/
Trước khi qua phần chỉnh sửa code xml, Long giới thiệu thêm 2 đối tượng nữa rất quang trọng
- RelativeLayout
- LinearLayout
2 đối tượng này có chung đặt điểm là cách bố trí
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Trong các thuộc tính của 2 đối tượng XML RelativeLayout, LinearLayout
các bạn chú ý android:orientation="... "
nếu trong ... là => android:orientation="vertical" thì sẽ được bố trí theo dọc, đối tượng này nằm dưới đối tượng kia
nếu trong ... là => android:orientation="horizontal" thì sẽ bố trí theo hướng ngang, tức là đối tượng sau nằm về phía bên phải của đối tượng trước
khi đầy sẽ tự động xuống hàng dưới
------------------------------------------------------------------------------------------------
- Thuộc tính id: android:id="@+id/textView1"
thường đặt theo quy ước: @+id/<tên id chú ý ko trùng nhau>
để sau này chúng ta biết xử lý đối tượng nào qua id này trong phần code trong class có đuôi .java
- Thuộc tính độ rộng: android:layout_width="50dp"
ngoài đơn vị dp ra còn tính theo nhiều đơn vị khác px, sp...
ngoài ra còn có thể thiết lập như sau: fill_parent (làm đầy phần còn lại của đối tượng XML cha), match_parent (đè toàn bộ lớp cha), wrap_content(nhỏ nhất, hợp lý nhất có thể)
- Thuộc tính độ cao: android:layout_height
tương tự như thuộc tính của độ rộng
- Thuộc tính text: android:text="hello android"
thiết lập dòng hiển thị cho đối tượng (chỉ dành cho 1 số đối tượng nhất định)
- Thộng tính text ẩn: android:hint="Nhập tên tại đây"
hiển thị dòng thông báo mờ mờ chủ yếu trên đối tượng EditText và tương tự như đối tượng này
- Thuộc tính trọng lượng : android:gravita"center"
cho nội dụng của XML hướng về 1 phía cố định: center, bottom, top, left, right
- Thuộc tính nền: android:background="..<đường dẫn hình ảnh>..."
Thiết lập hình nền cho đối tượng xml
- Thuộc tính cỡ chữ: android:textSize="...."
thiết lập cỡ chữ hiển thị trong 1 vài đối tượng
- ... và có rất nhiều thuộc tính khác nữa, đến Long còn tìm hiểu chưa Hết
--------------------------------------------------------------------------------------
Elipse cho chúng ta một lợi thế là dự đoán code sinh ra đúng, hợp lý
nên các bạn chỉ cần bấm "android:" sau đó bấm tổ hợp phím ctrl + space
sẽ có 1 đống thuộc tính cho bạn chọn (toàn tiếng anh)
dựa vào các từ đó bạn cũng sẽ hiểu nó thiết lập thuộc tính gì rồi
ai không biết tiếng anh thì vào http://translate.google.com.vn/ để dịch nhé
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét