24 tháng 8, 2013

Bộ lọc quảng cáo cho adblock plus (ABP)

Mình đang có ý tưởng xây dựng 1 bộ lọc quảng cáo trọn gói cho adblock plus!
Bộ lọc easylist của adblock plus đã rất tốt rồi nhưng chưa hoàn toàn đủ nên mình muốn mọi người giúp mình xây dựng thêm cho nó một bộ lọc quảng cáo trọn gói!

Link: https://dl.dropboxusercontent.com/s/gxkpx97e9c54sqy/Adblock-list-hoang.vnzoom.txt
Topic chính: http://www.vn-zoom.com/f77/du-an-xay-dung-bo-loc-quang-cao-cho-adblock-2627819.html

Tổng hợp khác: https://www.dropbox.com/s/2d762qw7r30szzu/Adblock%20Full.txt

Tập hợp các website leech link

Leechmansion - Rapidshare, Hotfile, Rapidgator, Uploaded.net, Netload, Extabit, Putlocker

Chippremium - Uploaded.net, Novafile, Filefactory, Depositfiles, Bitshare, Filepost. MaxFileSize: 200MB. Autodel after 2hrs

Vipleech - Uploaded.net. MaxFileSize: 200MB

Leechstream - Rapidshare, Hotfile, Rapidgator, Uploaded.net, Netload, Extabit, Putlocker

Leechgalaxy - Rapidshare, Hotfile, Rapidgator, Uploaded.net, Netload, Extabit, Putlocker

10 tháng 8, 2013

Lập trình Android: Bài 21

Sau đây Long sẽ hướng dẫn tiếp cho các bạn một bài cơ bản nữa giới thiệu về cách khởi tạo một tablayout, tabhost đơn giản.
Như các bạn đã thấy trên các ứng dụng trên mấy cái store của android lẫn ios đều có rất nhiều ứng dụng sử dụng tabhost, tablayout để làm nên hiển thị. Và chắc hẳn các bạn cũng đã biết vì sao rồi nhỉ, nó thật sự tiện lợi và rất hiệu quả khi chia các dữ liệu thành từng phần nhỏ và dễ dàng chuyển qua lại mà không mất dữ liệu
1) TabHost, TabLayout là gì?
- Đơn giản là nó gồm 2 phần chia ra riêng biệt, phần nhỏ hiển thị tổng quát các chức năng và phần lớn hiển thị nội dung của mỗi chức năng.
- Nó thuận tiện và dễ quản lý hơn menu rất nhiều.

Lập trình Android: Bài 20

Tiếp tục là một bài hướng dẫn cơ bản với lập trình android. Như các bạn đã biết, khi một ứng dụng đang chạy ngầm trên thiết bị và muốn gây sự chú ý với người dùng bằng cách hiển thị một thông báo trên thanh trạng thái của thiết bị là vô cùng quan trong.
Hôm nay Long sẽ hướng dẫn các bạn làm 1 demo như thế
1) Thông báo (notification) là gì?
- Một thông báo (notification) là một tín nhắn, thông điệp được hiển thị trong một thời gian ngắn trên thanh trạng thái của thiết bị nhằm gây sự chú ý của người dùng
- Thông thường một thông báo là được tự động kích hoạt nhằm thông báo tới người dùng là ứng dụng đó đã hoàn thành một công việc nào đó.
- Và bạn có thể kích chọn trực tiếp vào thông báo đó để khởi chạy lại ứng dụng đó khi nó đang nằm trong trạng thái ngủ.

Lập trình Android: Bài 19

Như các bạn đã biết trong mỗi ứng dụng có rất nhiều giá trị, và chúng ta phải đánh giá xem kết quả các giá trị đó khác nhau, chênh lệch nhau như thế nào. Và chẳng có gì tuyệt vời hơn là thể hiện nó qua biểu đồ, biểu đồ cũng được chia ra rất nhiều loại khác nhau, dưới đây Long xin hướng dẫn các bạn làm một biểu đồ đơn giản hiện thị số lượt khách thăm và lượt khách like bài viết diễn đàn trong một ngày.
1) Hướng dẫn về thư viện trong lập trình android:
Thư viện là một khái niệm quan trọng trong mọi ngôn ngữ lập trình, nó cực kỳ quan trọng vì chính nhờ nó mà chúng ta sẽ đỡ mất thời gian code hơn, đồng thời xử lý nhanh, làm giao diện đẹp hơn.
Mời các bạn xem tổng quan về thư viện tại topic: http://android.vn/threads/26019/

Lập trình Android: Bài 18

Hôm nay sẽ là một bài nâng cao nhé
hướng dẫn các bạn sử dụng đối tượng Gallery để trình diễn hình ảnh trong ứng dụng của mình. Đối tượng này chỉ có thể sử dụng trên phiên bản android 2.x thôi, còn ở phiên bản khác Long sẽ giới thiệu các đối tượng tương tự trong các bài sau.
Đơn giản làm 1 demo như sau các bạn sẽ có 1 loạt các hình ảnh và tạm thời nó đưa vào drawable để dễ dàng load sử dụng, có 1 imageview lớn để hiển thị ảnh chính
một Gallery giúp người dùng chọn lựa hình ảnh
và 2 imageview nhỏ nằm 2 bên đối tượng gallery làm 2 button giả
khi chọn hình ảnh, hình ảnh đó sẽ hiển thị lên trên imageview lớn

Lập trình Android: Bài 17

Mã hóa dữ liệu và giải mã dữ liệu
1) Mã hóa dữ liệu (encode) là gì?
Là chuyển hóa dữ liệu này thành 1 dạng dữ liệu mới mà người dùng không thể đọc được hoặc hiểu được nó. Bằng cách sử dụng các thuật toán lồng vào nhau, thương dựa trên 1 khóa (key) để mã hóa dữ liệu.
2) Giải mã dữ liệu (decode) mã hóa là gì?
Là khôi phục một dữ liệu đã bị mã hóa trở về dữ liệu kiểu ban đầu của nó dựa vào khóa (key) đã thiết lập. Nếu không có key này, người khác không thể giải mã được nó!

Lập trình Android: Bài 16

Để phục vụ cho bài tập Long ra hôm trước  hôm nay Long sẽ hướng dẫn lại các bạn cách làm truyền dữ liệu giữa các activity là sử dụng các intent, cái này nên sử dụng trong bài tập.
Intent thì có nhiều loại và cũng rất rộng, Long cũng thực sự  chưa hiểu hết về đối tượng này. Tuy nhiên có  thể dùng vài chức năng của nó để sử dụng thôi cũng đã đủ rồi.
Bài hôm nay rất ngắn gọn, mời các bạn chú ý thử lại lại 2 ứng dụng tương tự để hiểu rõ hơn về Intent nhé
http://android.vn/threads/25279/ và  http://android.vn/threads/25396/
dụng Intent để truyền dữ liệu giữa các activity trong lập trình ứng dụng android.

Lập trình Android: Bài 15

Hôm nay Long sẽ giới thiệu đến các bạn 1 thủ  thuật lập trình android khá hay
đó là cách làm 1 ứng dụng đa ngôn ngữ. Để làm một ứng dụng đa ngôn ngữ không phải là khó, nhưng phải xác định rằng công việc này là vô cùng vất vả nhé các bạn. Nhất là việc là dữ liệu cho ứng dụng vì việc này rất mất thời gian
Đầu tiên là 1 ít về lý thuyết.
1) Đa ngôn ngữ - Nội địa hóa (Localization) là gì?
- Một ứng dụng android tốt sẽ phải hỗ trợ nhiều ngôn ngữ địa phương khác nhau.
- Không những riêng về ngôn ngữ dựa trên văn bản lấy ra từ nguồn, nó phải hỗ trợ cả về đa hình ảnh, tập tin âm thanh, tiền tệ thậm chí cả việc đồ họa trình bày bố cục nữa.
- Ứng dụng đa ngôn ngữ là rất phức tạp.
- Cần phải tính toán lưu trữ, nguồn dữ liệu cho phù hợp cho nhằm thuận tiện trong việc lấy dữ liệu đưa vào sử dụng trong ứng dụng.

Lập trình Android: Bài 14

Bài học hôm nay Long sẽ hướng dẫn các bạn cách khởi tạo một database
sử dụng SQLite
1) Cũng như trên OS của iphone, Android cũng được gắn một chuẩn chương trình gọi là "sqlite3" dùng để:
- Khởi tạo mới 1 database
- Xác định các table trong SQL
- Các truy vấn (queries)
- Views
- Thủ tục (triggers)
- Chèn dòng trong table
- Xóa dòng table
- Cập nhật dòng table
- Chạy truy vấn quản lý một tập tin database của SQLite

Lập trình Android: Bài 13

Hôm nay sẽ học 2 chủ đề nhé mọi người do bù lại hôm qua Long onl trễ.
*Chủ đề 1: Sử dụng SAX để đọc dữ liệu từ file XML trong lập trình ứng dụng Android
1) XML là gì?
- Trước khi trả lời vấn đề này, Long nhắc lại rằng XML ở đây là một tập tin XML có lưu trữ dữ liệu dưới dạng các thẻ mở và thẻ đóng.
- XML (Extensible Markup Language) là một chuẩn được thiết lập để đọc các tài liệu được mã hóa. Nó được định nghĩa trong kỹ thuật viết XML của W3C.
- XML tương tự như HTML, nhưng các <thẻ phần từ> là do người  hon tự định nghĩa.
- XML được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và dễ gửi và nhận trong môi trường Internet
- Rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới sử dụng chuẩn XML này để lưu trữ dữ liệu nội bộ như: Microsoft Office, OpenOffice.org, và iWork của Apple

Lập trình Android: Bài 12

Trong các bài trước Long đã hướng dẫn các bạn cách xử lý một tập tin, bài hôm nay Long xin hướng dẫn tiếp một bài tương tự, đây là một vấn đề được các dân lập trình sử dụng thường xuyên và rộng rãi. Như các bạn đã biết một ứng dụng thường sử dụng các giá trị giống nhau, tuy nhiên trong lập trình sai xót luôn xảy ra và một khi sữa chữa ta phải sửa chữa hết toàn bộ các giá trị này. Tuy nhiên đó chỉ là cách của các "gà mờ" thôi, Long sẽ giới thiệu Nguồn ngay sau đây, nó chỉ sửa 1 lần là thay đổi hết tất cả.

Lập trình Android: Bài 11

Hôm nay Long sẽ hướng dẫn các bạn 1 chủ đề thú vị không còn nhàm chán như có nhàm chán như các chủ đề trước đâu nhé, đó làm 1 ảnh động hiển thị trên activity
các bạn đã biết ImageView là một đối tượng thường dùng để hiển thị hình ảnh trong ứng dụng. Để thiết lập 1 hình ảnh thì vô cùng đơn giản.
code:  "android:background"@drawable/..<tên hình ảnh>.."
hoặc một vài cách khác thiết lập từ trong class kế thừa đối tượng Activity
Và tất nhiên việc này là vô cùng chán ngắc nên bây h để làm cho ứng dụng của các bạn sinh động hơn, Long sẽ hướng dẫn bạn làm một cái ảnh động bằng cách load nhiều hình ảnh nhé.
Là tất nhiên khi kể tới ảnh động ta phải hiểu ảnh động là gì?
ảnh động đơn giản là gồm nhiều hình ảnh được vẽ lên trên cùng một khung theo thời gian quy định và tất nhiên các bức ảnh này có có một quy luật gì chung
sự thay đổi giữa các bức ảnh là ít mới cho người xem cảm nhận được cái hay của ảnh động  và tất nhiên thiết kế ra các bức ảnh sử dụng trong ảnh động là khó.
Tuy nhiên ngoài các này ra chung ta còn có cách khác là lấy các bức ảnh từ ảnh các ảnh động có sẵn thường là đuôi .gif
Hướng dẫn tách ảnh từ ảnh .gif tại topic: http://android.vn/threads/23198/